10 mẹo giúp bạn chọn giày thể thao nam đúng cách
-
Người viết: Erke
/
1.Kiểm tra kích thước bàn chân khi chọn giày thể thao nam
Trước khi mua giày, bạn nên làm bài kiểm tra dẫm bàn chân ướt lên giấy để xác định kiểu bàn chân mình thuộc loại nào trong 3 loại sau:
- Bàn chân thông thường;
- Bàn chân lõm;
- Bàn chân bẹt.
Loại bàn chân phổ biến nhất là bàn chân thông thường với khoảng 80% dân số. Với hai loại bàn chân còn lại, các hãng đều có giày riêng phục vụ.
Kiểm tra chiều dài
Khi chọn giày thể thao, cách xác định size phổ biến nhất là đo chiều dài bàn chân. Bạn nên đo chiều dài bàn chân theo những bước dưới đây:
- Đặt chân lên tờ giấy trắng;
- Xác định vị trí gót chân và dài nhất của mũi chân;
- Kẻ hai đường song song ở mũi và gót sau đó đo khoảng cách giữa chúng. Chiều dài từ mũi đến gót chính là chiều dài bàn chân.
Khi mua giày, bạn nên cộng thêm từ 0,5 - 1 cm vào chiều dài chân để vừa khi đi cùng tất.
Bạn có thể xem thêm cách chọn giày theo chuẩn size kiểu Nhật để xác định chính xác chiều dài bàn chân.
Kiểm tra chiều rộng
Chiều rộng bàn chân là yếu tố ít được nhắc đến khi chọn giày thể thao. Tuy nhiên, có không ít người gặp tình trạng bàn chân bè rộng sang hai bên. Các hãng giày vì thế đặt quy ước về ba kiểu rộng bàn chân để chọn giày. Vì quy ước nên không có con số cụ thể, do đó khi mua bạn cần ướm theo thực tế.
Quy ước chiều rộng bàn chân sẽ giúp chọn giày cho người chân to và người chân nhỏ vừa vặn theo thực tế. Ngoài ra chiều rộng cũng là thông số cần lưu ý khi chọn giày thể thao cho nam và nữ bởi chân nam giới thường lớn hơn chân nữ giới.
Những đôi giày làm cho bàn chân rộng thường được quy ước kí hiệu như sau:
- Chân thông thường: Nữ (B) - Nam (D)
- Chân rộng: Nữ (D) - Nam 2E
- Chân rất rộng: Nữ 2E - Nam 4E
2.Chọn giày thể thao nam theo nhu cầu hoặc môn thể thao đang tập luyện
Hầu hết các môn thể thao đều dùng loại giày riêng như đá bóng dùng giày đinh, đạp xe dùng giày cá, chạy bộ dùng giày đế phẳng... Sở dĩ có điều này là nhằm phù hợp với môi trường thi đấu của từng môn.
- Các môn thể thao chơi trên bề mặt mềm: Giày thường có các loại đinh và gai để tăng độ bám. Ví dụ như đá bóng, chạy địa hình, đánh golf;
- Các môn chơi trên bề mặt cứng và phẳng: Giày thường có bề mặt nhẵn, với cao su bám
Ví dụ, bạn có thể xem thêm quy chuẩn về giày đinh đá bóng tại bài viết Làm thế nào để chọn giày đá bóng sân cỏ nhân tạo?
3.Không nên mua giày thể thao nam đa dụng
4.Không nên chọn giày thể thao nam vào cuối ngày
5.Nên mang tất khi chọn giày thể thao nam
6.Quy tắc 2 ngón tay khi lựa giày thể thao
7.Chú ý độ dày của đế giày khi chọn giày thể thao nam
8.Nên mua giày trực tiếp tại cửa hàng
9.Trọng lượng của giày thể thao nam
Giày thể thao thường được làm với trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên một số đôi giày thậm chí còn được làm siêu nhẹ để phục vụ mục đích thi đấu cạnh tranh cho người đã có kinh nghiệm. Chọn giày thể thao nhẹ cho người có kinh nghiệm trong khi bạn là một người mới không đem đến nhiều lợi ích.
10 Chú ý chiều cao khi mua giày thể thao nam
Chiều cao là yếu tố phụ khi chọn giày thể thao bởi nó ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ hơn là cảm giác sử dụng. Thông thường, người có chiều cao tốt nên chọn giày thể thao có đế vừa phải và bề rộng lớn vì không cần tôn dáng. Ngược lại, người có chiều cao hạn chế khi chọn giày thể thao nên ưu tiên đế cao, gọn để trông người cao hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Erke Việt Nam về các phương pháp chọn giày thể thao nam một cách phù hợp nhất,hy vọng điều này sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp với bản thân.Nếu quý khách đang muốn sở hữu cho mình một đôi giày thể thao vòa thời điểm hiện tại,nhớ ghé thăm hệ thống cửa hàng và các kênh phân phối của Erke Việt Nam để lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp nhất nhé.
>>>>> Ghé thăm cửa hàng Erke Việt Nam tại đây!